Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Văn Hóa Là Sản Phẩm Của Con Người
Văn hóa là gì? Có thể nói nhưng chưa đủ, rằng: “Văn hóa là sự tổng hợp từ chiều dài, chiều ngang của bề dày lịch sử và qua những thăng trầm thời đại cùng những tổng hợp từ giá trị tinh thần cấu trúc qua nhiều dạng hình dưới nhiều hình thái khác nhau ”. Theo Edouard Herriot cho rằng: “Văn hóa là cái còn lại khi ta đã quên tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả” (La culture, c’est ce qui reste quand on a tout oublié, c’est ce qui manque quand on a tout appris.). Do dó, nếu có một người nào đó cho rằng mình có đủ tư liệu và biện chứng để định nghĩa một cách chính xác về văn hóa thì người ấy qủa thật đáng trách ở cái tội lộng ngôn và nên đè ra đánh đòn.













Chính vì thế trong môn khoa học nhân văn, tính nhất quán và khái niệm về văn hóa thật mơ hồ và rộng lớn, vì nó được tiếp cận qua bề dày lịch sử, qua những xao xuyến hữu hình và vô hình từ làng xã đến thị thành, từ cái đình làng cho đến lũy tre xanh, cũng như xuyên qua những cấu trúc từ vật thể đến tinh thể rất ư là tản mạn. Nhưng nhờ ở “chất” và “tính” tản mạn ấy nên chức năng văn hóa đã luân lưu từ tám phương tứ hướng tạo thành chất keo sơn, đóng giữ một vị trí thuyết phục tích cực trong vai trò dựng nước và giữ nước. Như trường hợp nhà Đinh và nhà Lê có công giữ nước, nhưng nhà Lý lại là người dựng nước... Ngược lại, hành động phản văn hóa, phi nhân cách của Nguyễn Ánh tức vua Gia Long “cỏng rắn cắn gà nhà” rước giặc Xiêm La về giày xéo mã tổ. Sau đó vua Tự Đức lại còn dâng ba tỉnh Nam Kỳ cho Pháp, đến nỗi triều thần Phan Thanh Giản vì nhục nước nên uống độc dược quyên sinh. Kế tiếp ông vua sau cùng, tục danh Vĩnh Thụy tức Bảo Đại lại là người nhận giặc (Pháp) làm cha đỡ đầu.



Nếu Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn (Huệ) có công giữ nước và dựng nước thì Nguyễn Gia Long lại mời gọi ngoại bang. Đây chính là những nguyên do cộng trừ, hữu khuynh, tả khuynh để dân tộc ta bám víu vào vai trò văn hóa, thừa kế công nghiệp tổ phụ ngày qua, tháng lại, xuân thu nhị kỳ mang niềm tự hào lớn của dân tộc. Từ đó, chúng ta đã kết hợp tạo nên sức mạnh nhân dân giải quyết Thập Nhị Sứ Quân, đánh đuổi giặc Cỏ, giặc Châu Chấu, giặc Xiêm La, xóa sổ giặc Chàm, đuổi quân xâm lăng phương Bắc. Gần hơn ở thế hệ 30, 45 và sau nầy... những con người vì đất nước sáng ngời, nhờ lòng qủa cảm, không ngại hy sinh, dân tộc chúng ta một lần nữa đã đánh bại giặc phương Tây...



Nói một cách khác cụ thể hơn, văn hóa thuộc về phạm trù lịch sử tính và truyền thuyết tính, như trường hợp thiền sư Nguyễn Trãi dùng mật ong viết trên đá cho kiến bò thành câu ”Nguyễn Trãi Vi Quân Lê Lợi Vi Thần”. Đây là một diệu sách để tập hợp quốc dân ủng hộ vai trò Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh qua hình thức thay Trời hành đạo. Trời là một yếu tố bất di, tuyệt đối và còn là đối tượng cuối cùng mà con người tin tưởng hay gọi kêu cầu khẩn khi tuyệt vọng (Trời ơi!!!). Cho nên, khi ý Trời truyền hịch thì lòng người sẽ vâng ý. Vì thế, khi lịch sử tính được hình thành qua tiến trình giữ nước, dựng nước và trồng người qua chiều dày của những chuyển động đấu tranh, dành độc lập của dân tộc ta. Từ chất văn hóa Việt, muốn trở thành người lãnh đạo có được chính nghĩa lẫn chính danh, người ấy phải có quá trình tranh đấu và do dân chọn lựa, chứ không phải do ngoại bang đem về đưa lên trở thành lãnh đạo.



Riêng về giá trị tinh thần mang tính dân tộc. Như trường hợp dòng nhạc Trịnh Công Sơn, Trầm Tử Thiêng... những nhà thơ lớn như Lưu Quang Vũ, Thu Bồn, Chế Lan Viên... và những cây viết gắn liền với giòng sinh mệnh dân tộc, hay những câu hát hò khoan, hát đối, cải lương, hát chèo, hát bội, ngâm tao đàn, thờ cúng ông bà, phụng dưỡng cha mẹ, đạo vợ nghĩa chồng là một trong những giá trị tinh thần được phô diễn qua hình thức văn hóa. Một điểm khác Tết Nguyên Đán hay Tết Trung Thu hoặc ngày tảo mộ, thượng nêu, hạ nêu, đưa ông Táo về Trời vào ngày 23 tháng chạp, cúng tất niên, cúng giao thừa, coi hướng khi xuất hành đầu năm theo tuổi v.v... tất cả những “lệ” ấy là một trong những phô diễn ở nền tảng văn hóa mang tính chất truyền thống và truyền thuyết dân tộc. Điều ấy không thành văn nhưng được tích lũy cũng như truyền đạt từ đời nầy cho đến đời khác. Dĩ nhiên, đây không phải là “luật” mà nó đương nhiên trở thành “lệ”. “Lệ” sẽ không có sự ép buộc hay gò bó, mà những người theo “lệ” là do lòng tự nguyện nên đôi khi phép vua vẫn không được thực thi tích cực bằng “lệ làng” là ở đó.



Cũng từ những “lệ làng” đầy ấn tượng trong dân gian Việt Nam, nên vua Trần Nhân Tông đã lấy căn bản trong Thiền Tông phái để kêu gọi sự thống nhất tất cả Phật Giáo trở về một khối lập ra phái Trúc Lâm Yên Tử. Đây là một công lớn của quân sư Tuệ Trung Thượng Sĩ, người đã luôn luôn dùng cái “Tâm” làm chủ thể trong vấn đề tu học và noi gương để giữ đạo cứu nước, đưa đạo vào lòng dân tộc và sống bởi dân tộc. Đối với Thiền Tông Việt Nam người ta luôn luôn quan niệm Phật tại tâm và Phật trong tâm, tâm là Phật tính. Nên Phật không ở trên núi, dưới biển hay ở Chùa mà niết bàn là ở trong ta. Đây là bài học khai kinh số một quan niệm về Phật ở đâu của Tuệ Trung Thượng Sĩ. Và cũng từ quan niệm đầu kinh, cho nên vua Trần Nhân Tông đã nói:



Nơi mình có ngọc tìm đâu nữa

Trước cảnh vô tâm ấy đạo thiền



Điểm khác, nếu nói đến Lê Lợi, chúng ta không thể lãng quên hình bóng của Nguyễn Trãi hay Nguyễn Xí hoặc Lê Lai. Hành động Lê Lai liều mình cứu chúa (Lê Lợi) được định nghĩa ở lòng trung quân tiết liệt, vì nước quên mình. Đây là một dấu ấn lịch sử được thêu dệt bởi nền văn hóa Văn Lang để lại. Còn nếu nói đến nhà Trần, chúng ta cũng không thể lãng quên được vai trò của Tuệ Trung Thượng Sĩ. Người đã có công đầu trong việc thành lập phái Trúc Lâm trên núi Yên Tử. Cả hai từ thiền sư Nguyễn Trãi cho đến Tuệ Trung Thượng Sĩ đều lấy cái “lệ làng” làm chuẩn. Vì lệ làng là sự bắt đầu và sau cùng của những đặc trưng văn hóa, nên tính kế tục sẽ không thể bỏ quên hay bị mai một. Do đó, giá trị lịch sử tính luôn luôn gắn liền cùng giá trị tinh thần tính. Dĩ nhiên, văn hóa không thể đồng nghĩa cùng văn minh. Văn minh được định chuẩn qua hình thái vật chất. Một quốc gia văn minh chưa chắc quốc gia ấy có một nền tảng văn hóa cao. Ngược lại quốc gia “chưa văn minh” không nhất thiết quốc gia ấy có nền tảng văn hóa kém. Ngoài ra văn minh được định nghĩa như một tiến hóa của thời đại, của sự đi tới ở nền công nghiệp kỹ nghệ hay công nghiệp điện toán. Văn minh được định chuẩn qua sự phồn thịnh trên phương diện vật chất, như nhà cao cửa rộng, xanh, đỏ, vàng, tím v,v... còn văn hóa là sự ẩn mình qua những giá trị tinh thần và tâm linh. Sản phẩm văn hóa phương Đông có thể so sánh từ Ai cập, Trung Hoa và phương Tây là Hy Lạp. Đông và Tây dĩ nhiên trên phương diện văn hóa sẽ là hai đường thẳng song song. Khác với văn minh, Đông và Tây có thể gặp nhau ở một phương trình toán học trong hình học không gian hay những định đề vật lý họăc công thức hóa học.





Thế thì, con người được tồn tại và đất nước thịnh suy là một phần chính dựa vào yếu tố văn hóa. Ngược lại văn hóa chính là sản phẩm của con người. Con người là yếu tố thứ nhất và tuyệt đối đã cấu tạo nền tảng văn hóa. Do đó, sỡ dĩ dân tộc ta, dù chưa thể sánh bằng ai trên thế giới. Nhưng trải qua những thăng trầm thời đại, giòng nước trên sông Hát Giang không bao giờ cạn và mũi tên hay ngọn giáo trên Bạch Đằng Giang chưa bao giờ cùn, hay tiếng bom Sa Điện của chí sĩ Phạm Hồng Thái chỉ là tiếng nổ bắt đầu của tinh thần Việt Nam, vì tổ quốc Việt, hy sinh xương máu để chấm dứt cuộc trường chinh 80 năm của bọn thực dân Pháp đô hộ nước ta. Tất cả điều ấy đều có một bắt đầu. Và từ điểm đầu cho đến điểm cuối con người Việt đã trườn mình đứng dậy, chấp nhận mọi cuộc phiêu lưu trong lịch sử. Để, có một tổ quốc thống nhất trong tinh thần nhân bản và rất Việt Nam.



Trước bàn thờ tiên liệt, tôi viết những dòng chữ trân trọng nầy để nhớ ơn và tạ ơn những anh hùng liệt sĩ đã bỏ mình viết nên trang sử Việt. Mong rằng tất cả chúng ta hãy đón nhận tương lai bằng cái nhìn ở tương lai không vướng bận quá khứ. Cùng nhau nắm tay xây dựng một Việt Nam phú cường. Mong thay!


Nguyễn Hữu Hoạt


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    TUẦN LỄ “HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG-TÂY” TẠI VIỆT NAM (01-09-2010)
    Trước cơn thịnh nộ (01-09-2010)
    Trung Quốc Trong Trận Đồ Bát Quái Của Mỹ (01-09-2010)
    Trung Đông Trước Những Thách Đố Mới Với Tân Nội Các (01-09-2010)
    Trung- Á trước ảnh hưởng và tranh chấp (01-09-2010)
    Trọng điểm chiến lược của Hoa Kỳ đối với Á châu (01-09-2010)
    Thế giới vô cực (01-09-2010)
    Thân phận cây chùm gởi (01-09-2010)
    Thách Thức và Hành Động (01-09-2010)
    Thực Dân Mới Hay Đế Quốc Đỏ (01-09-2010)
    Sức mạnh đồng nghĩa với hòa bình (01-09-2010)
    Sự xung đột trên thế giới Đa cực (01-09-2010)
    Rồi Cũng Một Dòng Sông hay Ba Mươi Năm Nhìn Lại (01-09-2010)
    Báo Dân Quyền Phỏng Vấn Thứ Trưởng Bộ Ngọai Giao Việt Nam (01-09-2010)
    Con đường trước mặt của tânTổng thống Obama (01-09-2010)
    Cơ Hội và Thách Thức của Trung Quốc & Ả Rập đối với Iran (01-09-2010)
    Chuyển Động Đông Âu (01-09-2010)
    Chiến lược của Trung Quốc tại lưu vực sông Mê Công (01-09-2010)
    Bên dòng sông Tô Lịch - Ta nhớ đến Thăng Long (01-09-2010)
    Những bất đồng vẫn là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (01-09-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152799937.